Với phần mềm Scratch, ngoài việc chúng ta có thể thiết kế trò chơi, tạo câu chuyện hay những dự án cá nhân, chúng ta cũng có thể tạo ra các chương trình tính toán giống như máy tính cầm tay thông thường.  

Để tạo được các chương trình tính toán như vậy, chúng ta sẽ sử dụng đến nhóm lệnh operators – phép toán. Câu lệnh phép toán trong Scratch có màu xanh lá và nằm trong nhóm câu lệnh phép tính, câu lệnh so sánh, logic và chuỗi kí tự. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về nhóm câu lệnh này nhé!

 

Các câu lệnh phép tính

Để tìm câu lệnh phép toán trong Scratch, chúng ta truy cập vào nhóm câu lệnh phép tính, câu lệnh so sánh, logic và chuỗi kí tự có màu xanh lá. 

Có 4 phép tính trong nhóm lệnh phép toán là cộng, trừ, nhân, chia và có hình dạng là hai đầu tròn. Chức năng của các câu lệnh này là thực hiện phép tính và cho kết quả là một số cụ thể. 

 

Các phép tính có hai phần ô trống, đây là nơi mà người dùng nhập các giá trị. Người dùng có thể nhập các giá trị trực tiếp vào ô trống bằng các số trên bàn phím máy tính.  

Ví dụ như: người dùng nhập số thứ nhất là 10 cộng với số thứ hai là 20 sau đó ấn vào phép tính lúc này sẽ cho ra kết quả. 


Ngoài ra chúng ta còn có thể chèn biến số vào phần ô trống của phép tính bằng cách vào mục các biến số sau đó tạo biến tùy ý và kéo vào ô trống của phép tính  

 

Chúng ta cũng có thể kết hợp các phép tính này với nhau để ra các phép tính phức tạp hơn.  

 

Thêm vào đó chúng ta còn các phép tính đặc biệt như mod: chia lấy dư và round: làm tròn  

 

Ví dụ như phép chia: 10 chia 4 ta được  hay làm tròn số  .

Các câu lệnh phép so sánh

Có 3 phép so sánh cơ bản được dùng nhiều nhất trong scratch là so sánh lớn hơn, nhỏ hơn và bằng nhau. Chúng ta có thể nhập các số cần so sánh vào hai ô trống trong các câu lệnh này. 

 

Khác với các câu lệnh phép toán khi thực hiện phép tính sẽ cho kết quả là số cụ thể còn với câu lệnh so sánh dùng để so sánh các giá trị và kết quả là đúng hay sai.  


Các câu lệnh phép so sánh có hai đầu nhọn và thường được kết hợp với nhóm lệnh điều khiển ví dụ như câu lệnh điều kiện nếu...thì hay nếu...thì...không thì,... để kiểm tra tính đúng/sai của dự án.

 

Các câu lệnh logic

Có 3 câu lệnh logic đó là: và, hoặc, không phải. Các câu lệnh này có hai đầu nhọn và thường được dùng kết hợp với các câu điều kiện để kiểm tra các phép toán có kết quả đúng/sai hay để đưa ra các điều kiện của dự án. 

 

- Câu lệnh và:   với câu lệnh này chương trình sẽ kiểm tra kết quả của các điều kiện bên trong sau đó đưa ra kết luận đúng hoặc sai. Để đưa ra kết luận đúng bắt buộc hai điều kiện đều phải đúng hết còn nếu sai một trong hai điều kiện kết luận cuối cùng sẽ là sai. 

     

- Câu lệnh hoặc: tương tự như câu lệnh và, câu lệnh hoặc được dùng để kiểm tra kết quả điều kiện bên trong. Tuy nhiên khác với câu lệnh và, chỉ cần một trong hai điều kiện bên trong câu lệnh hoặc đúng thì kết quả cuối cùng sẽ là đúng. 

       

- Câu lệnh không phải: , ngược lại với câu lệnh và với hoặc ở bên trên,khi dùng câu lệnh này chương trình sẽ đưa ra kết quả cuối cùng ngược lại với kết quả của điều kiện.  

 Câu lệnh chuỗi kí tự

Chuỗi kí tự là một loạt các kí tự được nối liền  với nhau có thể là chữ cái hoặc số. Ví dụ: “Scratch” là một chuỗi kí tự được tạo thành từ các kí tự s,c,r,a,t,h. 

- Câu lệnh kết hợp hai chuỗi: được dùng để kết hợp hai chuỗi kí tự khác nhau để tạo thành một chuỗi kí tự.

Ví dụ như:  

- Câu lệnh kí tự của chuỗi: được dùng để nhận về kí tự ở vị trí của một chuỗi.

Ví dụ kí tự thứ 5 của từ “Lập trình” là chữ “t”.  

- Câu lệnh độ dài của chuỗi: được dùng để kiểm tra số kí tự của một chuỗi.

Ví dụ như:  

+ Câu lệnh chuỗi có chứa kí tự: được dùng để kiểm tra liệu trong một chuỗi tự được chọn chưa tự đó hay không kết quả sẽ hiện đúng hoặc sai  

Ví dụ:

Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về câu lệnh phép toán trong Scratch. Hi vọng với hướng dẫn phía trên, các bạn nhỏ sẽ có thể dễ dàng tạo ra một chương trình tính toán cho mình nhé.      '

Ba mẹ và các bạn nhỏ cùng xem video tái hiện một số game bằng phần mềm Scratch nhé:

- Game hứng trứng:

- Game rắn săn mồi:

- Game Rapid Roll

- Game Space Impact:

- Game Ping Pong:

Đọc thêm: