Scratch là phần mềm lập trình vô cùng phổ biến dành cho trẻ em. Ở Việt Nam, Scratch được ba mẹ và các bạn nhỏ biết đến như một ứng dụng lập trình giúp con thỏa sức sáng tạo với các câu lệnh kéo thả trực quan và dễ thao tác. Trong bài viết hôm nay, ba mẹ hãy cùng Dino Tech tìm hiểu về những câu lệnh trong Scratch để có thể hướng dẫn cho bé ngay tại nhà nhé.  

Câu lệnh chuyển động

Các nhân vật trong Scratch sẽ hoạt động nhờ những đoạn lập trình cho chúng. Để các nhân vật có thể chuyển động được ta không thể không kể đến nhóm câu lệnh chuyển động. Với vô vàn những ý tưởng kết hợp câu lệnh khác nhau ta có thể tạo ra những hành động, cử chỉ tương tác giữa các nhân vật trong dự án của mình.  

Câu lệnh di chuyển là câu lệnh đơn giản nhưng có vai trò quan trọng khi tạo ra các dự án có tính chuyển động. Câu lệnh này dùng để giúp nhân vật di chuyển về phía trước. Số bước mà nhân vật di chuyển là số ở trong câu lệnh, ta có thể điều chỉnh số bước di chuyển theo ý mong muốn. Muốn nhân vật di chuyển đều ta có thể kết hợp với câu lệnh vòng lặp.  



Câu lệnh âm thanh

Để dự án trở nên hay và hấp dẫn hơn ta sẽ sử dụng câu lệnh âm thanh cho dự án của mình. Để chèn âm thanh trong scratch chúng ta có 4 cách là:  

  • Chọn âm thanh có sẵn trong scratch,  
  • Ghi âm âm thanh mong muốn,  
  • Chọn âm thanh ngẫu nhiên nếu như chúng ta phân vân không biết nên chọn âm thanh nào 
  • Tải âm thanh từ máy tính lên. 

Có 2 câu lệnh âm thanh thường sử dụng đó là câu lệnh phát âm thanh đến hết và câu lệnh bắt đầu âm thanh. Hai câu lệnh này đều có chức năng phát âm thanh cho dự án. 

Đối với câu lệnh phát âm thanh đến hết thì chương trình sẽ thực hiện việc phát âm thanh cho tới khi hết âm thanh rồi mới tiếp tục thực hiện các câu lệnh ở dưới. Trong khi đó câu lệnh bắt đầu âm thanh sẽ bắt đầu phát âm thanh và sau đó tiếp tục thực hiện các câu lệnh ở dưới ngay cả khi âm thanh chưa kết thúc.  

Câu lệnh ẩn – hiện. Câu lệnh nói

Trong Scratch để nhân vật có thể tương tác, trò chuyện với nhau ta sử dụng câu lệnh nói. Câu lệnh này nằm trong khối lệnh hiển thị màu tím. 

 

Có 2 câu lệnh nói được sử dụng nhiều là câu lệnh nói và câu lệnh nói trong khoảng thời gian bao lâu. Về câu lệnh nói trong thời gian bao lâu sẽ giới hạn thời gian để hiển thị trên dự án. Còn câu lệnh nói sẽ hiển thị câu nói đó trong suốt quá trình dự án.  

Khi chúng ta làm dự án chắc hẳn sẽ có các nhân vật muốn ẩn đi và hiện lên bất cứ khi nào và điều đó trở nên rất dễ dàng với 2 câu lệnh ẩn và hiện. Hai câu lệnh này thường được kêt hợp với câu lệnh sự kiện và thường để đầu hoặc cuối đoạn code lập trình. 

Câu lệnh điều kiện

Để kiểm tra tính đúng – sai trong dự án ta sử dụng câu lệnh điều kiện. 

Có hai câu lệnh điều kiện ta thường sử dụng đó là câu lệnh nếu – thì và câu lệnh nếu – thì –nếu không thì. 

Câu lệnh nếu – thì dùng để kiểm tra một điều kiện nào đó, nếu thảo mãn thì sẽ thực hiện câu lệnh tiếp theo. Điều kiện của câu lệnh này thường là các khối lệnh có hai đầu nhọn như các câu lệnh trong khối tính toán.  

Câu lệnh nếu – thì – nếu không thì, sau khi kiểm tra điều kiện nếu thảo mãn đúng điều kiện thì thực hiện câu lệnh ở lệnh 1 còn nếu không thỏa mãn điều kiện sẽ thực hiện câu lệnh ở lệnh 2. 

Câu lệnh vòng lặp

Để dự án tạo ra các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại thì chúng ta sẽ sử dụng câu lệnh vòng lặp. Có hai câu lệnh vòng lặp được sử dụng nhiều nhất là câu lệnh lặp lại có số lượng và câu lệnh liên tục.      

Câu lệnh lặp lại có số lượng sẽ thực hiện lặp lại các hành động và kịch bản ở bên trong vòng lặp với số lần được xác định và giá trị ở trong ô là số lần lặp lại, số lần lặp lại không cố định nên ta tùy ý chỉnh sửa theo mong muốn trong dự án của mình.

Câu lệnh liên tục là câu lệnh có vòng lặp mãi mãi, lặp lại cho đến khi chương trình dừng thì vòng lặp mới lặp lại               

Câu lệnh phát tin và nhận tin 

Câu lệnh phát tin và nhận tin nằm trong khối lệnh sự kiện có màu vàng.  

Câu lệnh phát tin dùng để phát đi một thông điệp cho tất cả các nhân vật cũng như là phông nền trong dự án. Để tạo một thông điệp mới ta sẽ kích chuột vào mũi tên trong câu lệnh sau đó chọn thông báo mới để ghi thông điệp phát tin mà mình mong muốn. Câu lệnh phát tin tường được kết hợp với câu lệnh sự kiện.  

Đi cùng với câu lệnh phát tin là câu lệnh nhận tin. Câu lệnh khi nhận tin là câu lệnh dùng để xử lí nhân vật nhận được thông điệp. Khi nhân vật thực hiện thông điệp thì nhân vật sẽ thực hiện các hành động theo kịch bản chúng ta lập trình. 

Mỗi dự án thì có nhiều thông điệp, mỗi nhân vật có nhiều thông điệp khác nhau. Đối với mỗi thông điệp khác nhau thì nhân vật sẽ có những kịch bản và hành động khác nhau. 

Câu lệnh phát tin và đợi dùng để phát đi thông điệp cho tất cả nhân vật và phông nền trong dự án. Câu lệnh này sẽ đợi sau khi nhân vật thực hiện xong kịch bản thì mới thực hiện các câu lệnh tiếp theo. 

Trên đây là các câu lệnh trong Scratch phổ biến nhất. Với những câu lệnh cơ bản này, các bạn nhỏ đã có thể lập trình một chương trình đơn giản rồi đó ba mẹ ạ. 

Ba mẹ và các bạn nhỏ cùng xem video tái hiện một số game bằng phần mềm Scratch nhé:

- Game hứng trứng:

- Game rắn săn mồi:

- Game Rapid Roll

- Game Space Impact:

- Game Ping Pong: